Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá hiệu quả trong SEO cho người mới

Xem ngay hướng dẫn dưới đây về những cách nghiên cứu từ khoá trong SEO hiệu quả tiết kiệm thời gian mà một marketer nên biết.

Nghiên cứu từ khóa là một công việc đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi bắt đầu một dự án SEO, bởi quá trình này có thể dẫn đến sự thành bại của cả chiến dịch digital marketing. Vậy lợi ích nghiên cứu từ khoá SEO là gì, có những phương pháp và công cụ hỗ trợ nào? Trong bài viết hôm nay, 360i Agency sẽ hướng dẫn các bạn phân tích và tìm ra từ khóa phù hợp giúp tối ưu hóa website hiệu quả, cùng theo dõi nhé!

1. Nghiên cứu từ khoá SEO là gì?

Từ khóa trong SEO hay từ khóa Google (keyword) là một từ hoặc cụm từ dùng để xác định chủ đề, đối tượng, sự vật sự việc hay khái niệm nào đó mà nhiều người đang quan tâm và muốn tìm kiếm thông tin về chúng.

Từ khóa SEO được xác định dựa trên nhu cầu thực tế của mỗi người, thông qua các công cụ hỗ trợ để biết được số lượt truy cập hàng ngày. Từ đó, người làm marketing sẽ nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng bằng cách nghiên cứu từ khóa

Do đó, hiểu đơn giản thì nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) chính là quá trình mà một SEOer phải dùng đến các kỹ năng, thủ thuật và công cụ để tìm ra một bộ từ khóa phù hợp với website của bạn. Bộ từ khóa này sẽ được sử dụng xây dựng nội dung dài hạn, xuyên suốt dự án SEO của website đó.

2. 3 bản chất của việc nghiên cứu từ khoá

Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên cần thực hiện khi triển khai những dự án SEO Web,  nếu bạn không hiểu rõ bản chất của nó sẽ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động về sau. Vậy thực chất ý nghĩa, lợi ích nghiên cứu từ khoá SEO mang lại là gì?

  • Như bạn đã biết, mỗi từ khóa được “search” đều ẩn chứa nhu cầu, ý định hay mong muốn của người dùng. Điều này đồng nghĩa, nếu bạn chọn đúng từ khóa mà nhiều người đang quan tâm sẽ khiến traffic website trở nên đột phá qua đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, có thể từ truy cập tự nhiên thành khách hàng tiềm năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Thứ hai, từ khóa còn là nhân tố quyết định đến thói quen của người dùng trong việc tìm kiếm thông tin. Ví dụ, một từ khóa sẽ gồm hai thành phần là Head (phần gốc) và Modifier (phần bổ nghĩa). Nếu bạn lặp đi lặp lại nhiều lần Modifier Keyword vào từ khóa gốc có khả năng cao sẽ làm thay đổi về Search Intent.
  • Thứ ba, việc nghiên cứu và xác định từ khóa trong SEO còn nhằm mục đích nắm bắt ý định tìm kiếm (Search Intent) bằng cách sử dụng Modifier Keyword. Khi bạn đã hiểu rõ về ý định này của người dùng sẽ giúp quá trình xây dựng nội dung, tối ưu content được hiệu quả và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều.

3. Nghiên cứu và phân loại từ khóa để triển khai thực hiện

Trong phần nội dung này, 360i Agency sẽ hướng dẫn bạn cách tìm kiếm từ khóa SEO hiệu quả, sau đó phân loại chúng để dễ triển khai khi thực hiện. Cụ thể quy trình gồm:

Xác định lĩnh vực

Bạn không thể nghiên cứu và chọn ra từ khóa SEO tốt nhất, nếu chưa thực sự hiểu kỹ về lĩnh vực kinh doanh và nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Bởi vì, chỉ khi bạn đã xác định rõ hai yếu tố trên thì khả năng cao từ khóa được chọn mới có thể lên Top thứ hạng, thỏa mãn nhu cầu của người dùng mục tiêu.

Tìm kiếm từ khóa chính (Parent Keyword)

Tiếp đến là bước lọc danh sách các bộ từ khóa chất lượng nhất. Để làm được điều này, bạn cần phải tìm được đúng từ khóa chính hay từ khóa ngữ nghĩa (tức là keyword gốc làm nền để tìm kiếm những keyword khác).

Sau khi, đã xác định được parent keyword, bạn có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa để tìm kiếm thêm nhiều từ khóa phụ liên quan.

Đánh giá độ khó của từ khóa

Keyword Difficulty là một chỉ số hữu ích giúp bạn hiểu mức độ khó đạt được thứ hạng tìm kiếm cao trên Google của từ khóa. Tuy nhiên, chỉ số này hiển thị ở mỗi công cụ thường không giống nhau, nên chỉ mang tính tương đối để tham khảo. 

danh-gia-do-kho-cua-tu-khoa-360i-Agency

Đánh giá độ khó của từ khoá

Và có một điều các SEOer cần lưu ý là các từ khóa càng ngắn, càng bao quát thì độ khó của từ khóa càng cao. Ngược lại, từ khóa dài (trên 3 từ) với nội dung cụ thể sẽ ít cạnh tranh hơn, giúp tăng tỷ lệ lọt top đầu tìm kiếm và thu về nhiều traffic cho website. 

Phân nhóm các loại từ khóa trong SEO

Khi bạn đã hiểu rõ các loại từ khóa thì việc phân nhóm chúng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhìn chung, từ khóa SEO được chia thành 3 nhóm chính như sau:

  • Từ khóa thương hiệu (Brand Name Keyword): Đây là loại sẽ chứa tên thương hiệu hoặc một trang web/blog của doanh nghiệp. Ví dụ, từ khóa “thegioididong”, “306iAgency”,…
  • Từ khóa thương mại (Buyer Keyword): Là những cụm từ người dùng tìm kiếm khi có ý định mua hàng, nên đây là loại từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao và mang lại nhiều giá trị thực sự cho doanh nghiệp.
  • Từ khóa thông tin (Information keyword): là nhóm các từ khóa thường được người dùng tìm kiếm nhiều nhất, khi họ chỉ đơn thuần muốn biết điều gì và chưa có ý định mua hàng.

4. 4 cách nghiên cứu từ khóa cho website có sẵn nội dung

Cách 1: Tìm danh sách bộ từ khóa

Sử dụng công cụ Google Search Console để xem những từ khóa nào của bạn đang có lượt “nhấp” chuột cao nhất, thì đó là từ khóa sẽ tối ưu khả năng hiển thị trên website.

Cách 2: Tham khảo bộ từ khóa của đối thủ

Nếu áp dụng cách này, bạn nên sử dụng công cụ Ahrefs để tham khảo danh sách xếp hạng từ khóa của website đối thủ. Quy trình như sau:

  • Bước 1: Nhập URL để vào mục Site Explorer trong Ahrefs
  • Bước 2: Chọn chế độ “Domain” để lấy file dữ liệu keyword toàn bộ của đối thủ hoặc vào mục “Competing domains” để có thể tìm thêm website của các đối thủ khác.
  • Bước 3: Thiết lập “Top pages” trong mục Site Explorer và tập trung vào mục Organic Keywords để tìm ra bộ keyword tốt nhất.

Cách 3: Ứng dụng công cụ nghiên cứu từ khóa SEO

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, có rất nhiều công cụ tiên tiến hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa trong SEO chuyên nghiệp như Ahrefs, Keyword Tool, Moz, SEMRush, Google Trend,…Những công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một kho dữ liệu (database) phong phú về từ khóa chính của nó và đồng thời đề xuất cho bạn nhiều ý tưởng khác nữa.

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-360i-Agency

Sử dụng công cụ để nghiên cứu từ khoá

Cách 4: Nghiên cứu thị trường ngách (Niche Market)

Việc phân khúc thị trường nhỏ hơn được phát triển dựa trên quy mô lớn đã nghiên cứu trước đó là một chiến lược thông minh, giúp bạn có thể tìm ra từ khóa “độc nhất” mà chưa đối thủ nào lựa chọn. Sau đó, bạn có thể dựa vào thị trường ngách vừa nghiên cứu để phát triển các dự án SEO hiệu quả.

5. Tổng hợp công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khoá

Một số công cụ dùng để nghiên cứu từ khóa phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo:

  • Ahrefs
  • Keyword Tool
  • Keyword Planner
  • Google Suggestion 
  • Google Search Console
  • Google Trends
  • LSI Graph

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sử dụng dịch vụ SEO của phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp, để nâng cao chất lượng các chiến dịch SEO của mình.

nhan-su-phong-marketing-thue-ngoai-360i-Agency

Nhân sự phòng Marketing thuê ngoài tại 360i Agency

360i Agency – Đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp truyền thông thương hiệu, xây dựng chiến lược marketing giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Lựa chọn 360i Agency, Quý khách hàng sẽ được bao trọn gói từ nghiên cứu từ khóa cho đến xây dựng nội dung bài bản cho website, đồng thời được cam kết tăng lượt traffic và thứ hạng từ khóa như mong đợi.

Xem thêm: Tổng hợp 10 công cụ kiểm tra SEO Onpage tốt nhất 2023

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu từ khóa trong SEO của 360i Agency, hy vọng chúng hữu ích với các bạn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm sử dụng dịch vụ SEO thuê ngoài đến từ 360i Agency, vui lòng liên hệ:

360i AGENCY – Dịch vụ Marketing Thuê Ngoài Chuyên Nghiệp

  • 360i Office : Số 9, Nguyễn Xiển (ngã tư Nguyễn Trãi), Thanh Xuân, Hà Nội.
  • S’Pencil Office: Liền kề 21 – KBT Thanh Xuân Residence – 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Hotline : 0967.199.928
  • Email: contact@360iagency.com.vn

đăng ký nhận tư vấn từ đội ngũ 360i Agency

đăng ký nhận tư vấn từ đội ngũ 360i Agency

Kết nối ngay với 360i Agency

360i Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*